Hai thầy trò ngồi nói chuyện Ta-Người, chuyện Tàu-Tây, rồi đạo Phật, đạo Chúa...Hồi lâu lại nói về chữ "Ẩn".Về nhà ngẫm lại mới hiểu thấm thía vì sao Tôn Tử lại đặt kế "Tẩu vi thượng sách" ở vị trí cuối cùng trong bộ "Tôn Tử binh pháp" của ông ấy. Thoạt đầu đọc Tôn Tử binh pháp, mình nghĩ rằng kế thứ 36 là kế cuối cùng, tức là nếu xài hết 35 kế kia mà không xong thì "chuồn". Thực ra nào phải thế, kế "chuồn" mới là thượng kế, là kế hàng đầu. Vị trí của kế thứ 36 ở cuối cùng mà cũng chính là đầu, cuối mà cũng là còn, "chuồn" thì sẽ còn bảo toàn được tính mạng. Tính mạng còn thì còn làm lại được từ đầu, cũng như quẻ Vị Tế của Kinh Dịch vậy. Quẻ tuy ở vị trí thứ 64, là vị trí cuối cùng mà lại có nghĩa "cuối mà chẳng phải cuối" hay "hết mà vẫn còn". Triết lý về đạo "chuồn" thật cao sâu. Cuối mà chẳng phải cuối, cuối cũng là đầu, đầu cũng là cuối, đích đến của chặng đường này cũng là vạch xuất phát cho chặng đường kế tiếp. Vô thủy vô chung.
Chợt nhớ các vua Trần, nhớ các nhân vật Trương Lương, Phạm Lãi...Lại nhớ tướng quân Trần Khánh Dư từng viết lời tựa cho quyển "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo:
"Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận
Người giỏi bày trận thì không cần phải đánh
Người giỏi đánh thì không thua
Người khéo thua thì không chết"
Ừ, khéo thua thì không chết. Còn sống thì ta còn tiếp tục. Nghĩ thế, mình bèn mỉm cười.Ẩn đi nào có phải vì sân, si gì đâu mà chẳng qua là xa rời chốn ấy vậy thôi, rồi mai này mình lại tiếp tục ở chặng đường mới còn tốt hơn thế.
Trời ơi! Chém vè mà còn la lên tui ở đây nè... Cái thằng rượt mình nó tưởng mình chơi kế hồi mã thương rồi nó cũng... chạy luôn thì sao!?
Trả lờiXóaThế mới nói là "khéo thua".
Xóa